Để cài đặt SSL Let’s Encrypt trên DirectAdmin, bạn cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Truy cập vào trang quản trị DirectAdmin của bạn và chuyển đến mục “SSL Certificates” trong phần ” Account Manager “, tiếp tục chọn vào ” Get automatic certificate from ACME Provider” như hình bên dưới,
Bước 2: Click chọn vào 2 ô chứa tên miền của bạn là: “www.tenmiencuaban.com và tenmiencuaban.com” như hình bên trên. Sau đó click ” SAVE ” , chờ khoảng 30s để quá trình cài đặt thực hiện, khi hoàn tất bạn sẽ nhận được thông báo như bên dưới:
Lưu ý: Trước khi thực hiện tên miền cần được trỏ về IP server hosting trước
Bước 1: Truy cập trang đăng nhập DirectAdmin Đầu tiên, hãy mở trình duyệt web của bạn và truy cập địa chỉ URL của DirectAdmin, thường là https://yourdomain.com:2222 hoặc http://your-server-IP:2222.
Bước 2: Nhập tên đăng nhập và mật khẩu, sau khi truy cập địa chỉ URL, bạn sẽ thấy một màn hình đăng nhập. Hãy nhập tên đăng nhập và mật khẩu được cung cấp cho bạn bởi nhà cung cấp dịch vụ hosting của bạn.
Bước 3: Sau khi nhập đầy đủ thông tin, hãy nhấp vào nút “Sign in” để đăng nhập vào tài khoản DirectAdmin của bạn.
Bước 4: Truy cập các tính năng và công cụ của DirectAdmin Sau khi đăng nhập thành công, bạn sẽ được chuyển đến trang chủ của DirectAdmin. Tại đây, bạn có thể truy cập các tính năng và công cụ khác nhau để quản lý và cấu hình dịch vụ hosting của mình.
Trong bài này chúng tôi sẽ hướng dẫn cách tạo một database trong hosting cPanel
Bước 1: Các bạn cần đăng nhập vào cPanel
Bước 2: Tại mục Database, click chọn MySQL Databases như hình bên dưới
Bước 3: Tạo database mới, bằng cách nhập tên database mà bạn muốn tạo, như hình dưới đây,
Bấm Create Database để tạo database mới
Bước 4: Tạo User Database,
+ Tại mục MySQL Users —> Add New User
+ Tạo một Username Database, tương tự như khi tạo Database, các bạn nhập tên Username database và Password muốn tạo, sau đó click ” Create User “. Để mật khẩu đạt độ khó chúng tôi khuyến nghị nên sử dụng trình tạo mật khẩu tự động “Password Generator“
Bước 5: Gán quyền Username với Database tương ứng
Chọn User và Database cần gán quyền sau đó click Add
Trong mục này, các bạn sẽ có nhiều tuỳ chọn phân quyền cho Database, tại đây các bạn chọn ” ALL PRIVILEGES ” sau đó click ” Make Changes “
Chúc bạn thành công. Hãy chia sẻ với chúng tôi về nhận xét của bạn, trong khung bình luận bên dưới.
Bạn đang muốn chuyển WordPress từ HTTP sang HTTPS và cài đặt chứng chỉ SSL trên trang web của mình? Chúng tôi đã nhận được rất nhiều yêu cầu về chủ đề này vì Google đã thông báo rằng trình duyệt Chrome sẽ bắt đầu đánh dấu tất cả các trang web không có SSL là không an toàn kể từ tháng 7 năm 2018. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách chuyển WordPress từ HTTP sang HTTPs. Đầu tiên bạn phải cần cài đặt SSL cho website của mình.
Nếu máy chủ web của bạn đang chạy Nginx, bạn có thể dễ dàng chuyển hướng tất cả lưu lượng HTTP của mình sang HTTPS bằng cách thêm mã sau vào tệp cấu hình Nginx của bạn. Đây là phương pháp được khuyến nghị để chuyển hướng WordPress chạy trên Nginx.
Nếu máy chủ web của bạn đang chạy Apache hoặc Hosting LiteSpeed, bạn có thể dễ dàng chuyển hướng tất cả lưu lượng HTTP của mình sang HTTPS bằng cách thêm mã sau vào tệp .htaccess của bạn. Đây là phương pháp được khuyến nghị để chuyển hướng WordPress đang chạy trên Apache hoặc LiteSpeed.
RewriteEngine On
RewriteCond %{HTTPS} off
RewriteRule ^(.*)$ https://%{HTTP_HOST}%{REQUEST_URI} [L,R=301]
Chúc bạn thành công. Hãy chia sẻ với chúng tôi về nhận xét của bạn, trong khung bình luận bên dưới.
Trong một số trường hợp, tính năng của trang web của bạn phụ thuộc vào phiên bản PHP được cài đặt trên máy chủ. Nhờ chức năng PHP Selector trong cPanel hosting, bạn có thể lựa chọn các phiên bản PHP cần thiết cũng như enable hoặc disable các extentions mong muốn,
Để thay đổi các phiên bản PHP, hãy làm theo các bước dưới đây: 1. Đăng nhập vào tài khoản cPanel của bạn. 2. Di chuyển xuống phần Software/Services –> Select PHP Version:
3. Ở đây bạn sẽ thấy danh sách các module hiện có và mở rộng. Nếu bạn không cần phải thay đổi phiên bản PHP và mà chỉ muốn bật/tắt các extensions mở rộng cụ thể, bạn có thể làm điều này bằng cách checking/unchecking vào từng extension tương ứng. Sử dụng hộp drop-down PHP Version để chọn phiên bản cần thiết, bấm vào Set as current để áp dụng các thay đổi. LƯU Ý: Phiên bản “native” PHP không cho phép thay đổi bất kỳ tùy chọn. Bạn có thể thiết lập các giá trị mong muốn sử dụng một tập tin php.ini,
4. Để thay đổi các thiết lập riêng biệt như: memory_limit, post_max_size, max_execution_time… trong phiên bản PHP, nhấp vào Switch To PHP Options. Sau đó chọn các giá trị phù hợp với nhu cầu sử dụng,
Chúc bạn thành công. Hãy chia sẻ với chúng tôi về nhận xét của bạn, trong khung bình luận bên dưới.
Hosting là một phần không thể thiếu cho một website. Để website hoạt động được trên internet bạn phải có một gói hosting. Hosting được hiểu rộng bao gồm cả: Dedicated server, VPS và shared hosting. Ở bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách mua một gói shared hosting tại MegaData.
Hiện tại Megadat cung cấp nhiều gói shared hosting giá rẻ phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng. Với hệ thống ổn định và bảo mật, tương thích với nhiều loại mã nguồn phổ biến hiện nay như: WordPress, Joomla, Drupal, Magento, laravel …..
Chọn gói dịch vụ phù hợp sau đó click và ” ĐĂNG KÝ”Nhập vào domain của và chọn UseTiếp theo, lựa chọn chu kỳ thanh toán cũng như xem lại thông tin đăng ký đúng gói hosting và đúng số tiền không. Chọn xong thì click ContinueNếu có mã giảm giá thì nhập ở bước kế tiếp, sau đó chọn Checkout
Tiếp Theo, nếu đã có tài khoản thì chỉ cần login bằng cách click và Already Registered, còn nếu chưa có tài khoản thì điển thông tin để đăng kí tài khoản mới.
Điền đầy đủ thông tin sau đó click chọn ” Complete Order”
Sau khi thực hiện xong bước này, sẽ có một bảng thông báo thông tin thanh toán, các bạn thực hiện thanh toán, chờ khoảng thời gian 10 phút kiểm tra email để nhận thông tin hosting của mình,
– Để cài được SSL đầu tiên cần trỏ tên miền về IP của hosting trước,
– Tiếp theo các bạn login vào cPanel, tìm đến mục SECURITY và click vào biểu tượng: “Let’s Encrypt SSL”
– Tại mục ” Issue a new certificate“, click vào biểu tượng “Issue” tương ứng với tên miền muốn cài đặt, một giao diện sẽ hiện ra như hình dưới,
– Ở cột “include?” các bạn bỏ chọn ( uncheck ) dòng có chữ “email” ở đầu. Tức là chỉ cần chọn dòng có tên miền chính non-www ( tenmien.com) và có www ở đầu ( www.tenmien.com ), xong các bạn click “Issue”, chờ khoảng 3s-5s sẽ có một thông báo như bên dưới là quá trình cài đặt thành công,